Hình thức vay thế chấp ngân hàng là như thế nào?

Ngày đăng: 06-07-2022
Chúng ta biết rằng vay thế chấp ngân hàng là một hình thức vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay, đó có thể là bất động sản, phương tiện vận tải, các tài sản có giá trị khác, ... Khi thế chấp tài sản cho ngân hàng, quyền sở hữu tài sản đó tạm thời được chu

TÌM HIỂU HÌNH THỨC VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG

Vay thế chấp ngân hàng là một hình thức vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay,  còn gọi là tài sản thế chấp cho ngân hàng. Khi thế chấp tài sản cho ngân hàng, quyền sở hữu tài sản đó tạm thời được chuyển giao cho ngân hàng để bảo đảm cho khoản vay, và sẽ được hoàn lại cho chủ sở hữu tài sản sau khi người vay đã thanh toán hết nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp người vay không thể trả nợ cho ngân hàng do gặp khó khăn về tài chính hoặc lí do nào đó, ngân hàng sẽ thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi lại khoản vay.

vay thế chấp ngân hàng là như thế nào?

Vay thế chấp ngân hàng là như thế nào?

 

Đặc điểm của khoản vay thế chấp ngân hàng

Các khoản vay thế chấp tài sản thường có giá trị lớn, thông thường tối thiểu từ trên 100 triệu vnđ trở lên, với mục đích đa dạng như mua nhà, kinh doanh, đầu tư góp vốn, tiêu dùng, .. Mặc dù khoản vay có tài sản thế chấp nhưng người vay vẫn phải chứng minh khả năng tài chính của bản thân đủ điều kiện trả nợ cho ngân hàng, trình bày mục đích sử dụng vốn, cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định. Phía ngân hàng sẽ có trách nhiệm thẩm định các vấn đề này trước khi quyết định cho vay. Khoản vay phải có tài sản đảm bảo, được ngân hàng định giá và đăng ký thế chấp để bảo đảm cho khoản vay. Như vậy có thể thấy hình thức vay thế chấp có một số đặc điểm nổi bật như sau: 

  • Mục đích cho vay đa dạng đáp ứng nhiều loại nhu cầu về tài chính.
  • Lãi suất cho vay thấp so hình thức vay tín chấp.
  • Thời gian cho vay dài có thể lên tới 30 năm.
  • Hạn mức cho vay lớn, tối đa lên tới 85% giá trị tài sản đảm bảo.
  • Phương thức trả nợ linh hoạt tùy theo nhu cầu, dòng tiền.   

 

Vay thế chấp ngân hàng vẫn là một hình thức vay phổ biến nhất hiện nay, do đặc điểm nổi bật là người vay có thể vay với số tiền lớn. Người vay vẫn được sở hữu tài sản thế chấp, được sử dụng để ở, để cho thuê, kinh doanh hoặc các mục đích khác. Phía ngân hàng cũng tỏ ra an tâm hơn khi cho vay các khoản vay có tài sản thế chấp tại ngân hàng.

Các lợi ích khi tham gia khoản vay thế chấp

  • Số tiền cho vay lớn đáp ứng đa dạng các loại mục đích khác nhau như vay tiêu dùng, vay mua xe ô tô, bổ sung vốn lưu động, mua sắm nội thất, mua nhà, sửa chữa nhà, đầu tư kinh doanh, giáo dục đào tạo, .. 
  • Thời gian cho vay dài lên tới 30 năm, phương thức trả nợ linh hoạt tùy theo dòng tiền và nhu cầu.
  • Lãi suất cho vay rất thấp, khách hàng còn được tham gia các gói ưu đãi của ngân hàng trong từng thời kỳ.
  • Khách hàng vẫn được sử dụng tài sản dùng để thế chấp, chỉ chuyển giao tạm thời quyền sở hữu cho ngân hàng.

Các điều kiện cơ bản để tham gia vay thế chấp ngân hàng

  • Khách hàng là người Việt Nam, độ tuổi từ 20-70 tuổi.
  • Có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ vay đầy đủ
  • Tài sản thế chấp đáp ứng các điều kiện cho vay theo từng thời kỳ 
  • Không có lịch sử nợ xấu tại ngân hàng và thời điểm hiện tại không có nợ quá hạn.
  • Thu nhập ổn định đảm bảo trả nợ khoản vay dự kiến

Hồ sơ thủ tục khi vay thế chấp ngân hàng

Các giấy tờ cơ bản cần cung cấp khi vay thế chấp như sau:

Đối với khách hàng cá nhân:

  • Chứng minh thư, hộ chiếu, căn cước công dân nếu có;
  • Đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân, quyết định li hôn nếu đã li dị;
  • Sổ hộ khẩu, xác nhận tạm trú, sổ tạm trú;
  • Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay như: hợp đồng mua hàng, dự toán thi công, phương án mua sắm, thông báo học phí, bảng giá hàng hóa, hợp đồng kinh tế, …
  • Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính, thu nhập trả nợ như hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm,  hợp đồng cho thuê, quyết định xếp lương, sao kê lương …
  • Giấy tờ chứng minh sở hữu sản bảo đảm như: sổ đỏ, trích lục bản đồ, giấy phép xây dựng, hợp đồng trao tặng, hợp đồng mua bán, các chứng từ nộp tiền, ...
  • Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu ngân hàng

Đối với khách hàng doanh nghiệp:

  • Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu ngân hàng
  • Đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu;
  • Điều lệ doanh nghiệp (bản sao);
  • Biên bản họp thành viên công ty về việc vay vốn (bản gốc);
  • Giấy tờ pháp lý của giám đốc/tổng giám đốc/người đại diện theo pháp luật;
  • Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất;
  • Bộ tờ khai thuế VAT 12 tháng gần nhất;
  • Sao kê tài khoản thanh toán của công ty
  • Các hợp đồng kinh tế tiêu biểu trong 24 tháng gần nhất.
  • Báo cáo hàng tồn kho, các khoản phải thu phải trả, công nợ, tài sản cố định.
  • Phương án sử dụng tiền vay: báo cáo nghiên cứu khả thi, dự toán mua sắm, dự toán đầu tư, ...
  • Một số giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể ...

 

 


Bạn hãy đánh giá mà bạn biết về sản phẩm này
Tên bạn:


Nội dung bài viết của bạn về sản phẩm: Chú ý: Không chấp nhận định dạng HTML!

Đánh giá: Kém            Tốt

Nhập mã số xác nhận bên dưới:

Nội dung liên quan (4)
Cho vay lãi suất ưu đãi nhân dịp tết Canh Tý 2020
Khách hàng khi tham gia chương trình vay thế chấp sổ đỏ trong dịp Tết Canh Tý 2020 sẽ được hưởng chính sách cho vay lãi suất ưu đãi tốt nhất trong năm
5 trong 5 Sao!
0 VNĐ
0 VNĐ
Vay ngân hàng mua xe ô tô : nên hay không?
Lựa chọn vay ngân hàng mua xe ô tô hay không là quyết định của người tiêu dùng, tuy nhiên cần cân nhắc giữa lợi và thiệt hơn đối với từng điều kiện cụ thể
0 VNĐ
0 VNĐ
Tìm hiểu về việc xoá nợ xấu trên hệ thống thông tin tín dụng CIC
Hệ thống dữ liệu Thông tin tín dụng CIC được bảo mật và kiểm soát chặt chẽ
0 VNĐ
0 VNĐ
Vay vốn ngân hàng để kinh doanh hiện nay như thế nào?
Nhiều khoản vay với mục đích tiêu dùng nhưng thực chất là dùng tiền để kinh doanh
0 VNĐ
0 VNĐ