Thế nào là một khoản vay quá hạn?

Ngày đăng: 06-07-2022
Khoản vay được phân thành nợ quá hạn khi đến ngày thanh toán tiền nợ theo cam kết nhưng không được khách hàng thanh toán đúng hạn, bao gồm quá hạn thanh toán trả nợ gốc, quá hạn trả nợ lãi hoặc quá hạn đồng thời trả nợ gốc và lãi.

Thế nào là một khoản vay quá hạn?

Một khoản vay được phân thành nợ quá hạn khi đến ngày thanh toán tiền nợ theo cam kết nhưng không được khách hàng thanh toán đúng hẹn, bao gồm quá hạn trả nợ gốc, quá hạn trả nợ lãi hoặc quá hạn đồng thời trả nợ gốc và lãi. Chất lượng tín dụng của các khoản vay thể hiện ở đặc điểm các khoản vay sau khi giải ngân cho khách hàng có bị phát sinh thành nợ quá hạn hay không?

 

 Thế nào là nợ quá hạn

Thế nào là vay nợ quá hạn?

 

Khi một khoản vay bị chuyển thành nợ quá hạn, nó sẽ được các ngân hàng cập nhật lên một hệ thống thông tin tín dụng chung của Ngân hàng nhà nước gọi là thông tin CIC (hay dữ liệu CIC). Tất cả các ngân hàng đều có trách nhiệm phải cập nhật thường xuyên chất lượng tín dụng các khoản vay do ngân hàng mình giải ngân. Khi một khoản vay bị chuyển thành nợ quá hạn, nó sẽ được ghi nhận tại hệ thống thông tin CIC và sẽ là cơ sở để các ngân hàng theo dõi tình hình tài chính của một khách hàng. Khi một khoản vay đã chuyển thành nợ quá hạn, tất cả các ngân hàng khác sẽ biết được việc này và khi đó nếu khách hàng muốn vay tiếp tại các ngân hàng khác sẽ trở nên rất khó khăn.

 

Khoản vay quá hạn được phân thành các nhóm nợ như thế nào?

Theo quy định hiện nay, tùy theo thời gian quá hạn của một khoản vay mà nó được phân thành nhóm nợ quá hạn nào, tựu chung lại thì các món vay đều được chia thành 5 nhóm nợ như sau:

  • Nhóm 1_Nợ đủ tiêu chuẩn: các khoản vay đã thanh toán nợ đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng hoặc bị chậm nợ dưới 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán.  
  • Nhóm 2_Nợ cần chú ý: các khoản vay bị nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên đến dưới 90 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán.  
  • Nhóm 3 _Nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản vay bị quá hạn từ 90 ngày trở lên đến dưới 180 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán.  
  • Nhóm 4_Nợ nghi ngờ: các khoản vay bị quá hạn từ 180 ngày trở lên đến dưới 360 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán.  
  • Nhóm 5_Nợ có khả năng mất vốn: các khoản vay bị quá hạn từ 360 ngày trở lên kể từ ngày đến hạn thanh toán.  

 

Khoản vay trở thành nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng tới lịch sử tín dụng

Trong 5 nhóm nợ kể trên thì nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 được coi là nợ xấu. Một khoản nợ xấu là khoản nợ có thời gian quá hạn thanh toán theo cam kết hợp đồng vượt quá 90 ngày. Khi đã có lịch sử nợ xấu, khách hàng sẽ gần như không thể vay được tiền từ các ngân hàng nữa. Nếu muốn tiếp tục vay vốn, khách hàng cần chờ đợi ít nhất là sau 01 năm kể từ ngày thanh toán hết nợ quá hạn thì mới được xem xét. Khi đã có lịch sử nợ quá hạn thì việc vay tiền trở nên rất khó khăn.

 

Đối với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, họ rất kiêng kị với nợ xấu, nếu một khách hàng đã có lịch sử nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì gần như họ không thể có cơ hội vay được tiền tại các ngân hàng nước ngoài. Đối với các ngân hàng trong nước thì điều kiện vay có cởi mở hơn, vẫn tạo điều kiện cho khách hàng có thể được vay tiền.

 

Tuy vậy cũng không dễ dàng gì đối với các trường hợp có lịch sử nợ xấu. Không những vậy, rất nhiều trường hợp những thành viên khác trong hộ gia đình cũng khó được vay vốn do cùng có tên trong sổ hộ khẩu người bị nợ xấu. Do vậy các khách hàng khi đã tham gia vay vốn tại các tổ chức tín dụng cần đặc biệt lưu ý tới việc trả nợ đúng hạn cho khoản vay để không bị phát sinh nợ xấu, gây ra những khó khăn thiệt thòi về sau.  

 

Nên hạn chế việc vay mượn hoặc luôn chủ động về tài chính trong quá trình trả nợ

Trước khi quyết định vay một khoản tiền để chi tiêu hay đầu tư làm ăn tại các tổ chức tín dụng, khách hàng cần cân nhắc về khả năng thanh toán thực tế của bản thân so với khả năng thanh toán theo kỳ vọng. Là do nhiều khi người vay tính toán khả năng trả nợ dựa theo những kỳ vọng về nguồn thu nhập của họ trong tương lai, đây là nguồn thu nhập chưa phù hợp với thực tế, tuy có khả thi nhưng để trở thành thực tế thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân người vay không lường trước được.

 

Do vậy khi vay tiền ngân hàng, nhất thiết khách hàng cần cân đối khả năng chi trả ở mức độ vừa phải để lường trước cả những khó khăn có thể xảy ra ảnh hưởng đến nguồn thu nhập. Để cho việc vay vốn ngân hàng để phục vụ cuộc sống, chứ không để biến cuộc sống trở thành gánh nặng cho việc trả nợ vay ngân hàng. 

 

Khi chuẩn bị vay vốn tại ngân hàng, quý khách hàng nên có sự cân nhắc kỹ càng về khả năng trả nợ của bản thân cũng như tìm hiểu các thông tin về kinh nghiệm vay tiền của người thân. Qúy khách hàng có thể nhờ sự tư vấn từ những người đã vay tiền khi ra quyết định, hoặc cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Nhưng dù thế nào đi nữa, quan điểm của chúng tôi là quý khách hàng nên hạn chế ở mức thấp nhất số tiền dự kiến vay mượn, chỉ vay ở mức cần thiết và không nên vay tiền để chi trả cho các nhu cầu chưa thật sự cần thiết.

 

 


Bạn hãy đánh giá mà bạn biết về sản phẩm này
Tên bạn:


Nội dung bài viết của bạn về sản phẩm: Chú ý: Không chấp nhận định dạng HTML!

Đánh giá: Kém            Tốt

Nhập mã số xác nhận bên dưới:

Nội dung liên quan (3)
Hướng dẫn gửi tiết kiệm ngân hàng tại Hà Nội 2021
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết hướng dẫn bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng địa bàn Hà Nội, để các bạn không bị bỡ ngỡ khi lần đầu đi gửi tiết kiệm tại các ngân hàng.
0 VNĐ
0 VNĐ
Sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở tại ngân hàng BIDV có điều kiện như thế nào?
Gói tín dụng cho vay nhu cầu nhà ở tại ngân hàng BIDV nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà, xây nhà, sửa nhà của khách hàng cá nhân
0 VNĐ
0 VNĐ
Mẹo vay vốn ngân hàng mua nhà để thuận lợi dễ dàng hơn
Do tài chính còn hạn chế, không phải ai cũng có đủ tiền mặt để mua nhà đất nên việc tìm kiếm các khoản vay từ ngân hàng là một lựa chọn tất yếu hiện nay.
0 VNĐ
0 VNĐ